Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các nhà máy thủy điện miền Bắc bắt đầu tăng phát điện

Bộ Công Thương cho biết sẽ tăng cường khai thác hồ Lai Châu, Tuyên Quang, Hòa Bình để hỗ trợ lưới điện khu vực và đáp ứng phụ tải miền Bắc trong các ngày nắng nóng sắp tới.

Theo thông tin từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), sản lượng tiêu thụ lớn nhất ngày 30/6 của hệ thống là 854,6 triệu kWh (cao hơn ngày 29/6 là 21,6 triệu kWh, cao hơn ngày 28/6 là 46,1 triệu kWh), công suất đỉnh là 41.823 MW lúc 14h30; khu vực miền Bắc là 432,8 triệu kWh, công suất đỉnh là 20.751 MW lúc 22h30.

Trong khi đó, tổng sản lượng điện truyền tải qua đường dây Trung Nam trong ngày 30/6 đạt 42,3 triệu kWh, chưa đáp ứng được sản lượng điện tiêu thụ tăng thêm của miền Bắc trong 2 ngày (tăng 46,1 triệu kWh nếu so 30/6 với 28/6).

Tổng sản lượng huy động từ thủy điện tăng lên, đạt khoảng 239,1 triệu kWh tăng 9,1 triệu kWh so với ngày 29/6 (miền Bắc là 119,4 triệu kWh tăng 17,7 triệu kWh so với ngày 29/6). Nhiệt điện than huy động 418,9 triệu kWh (miền Bắc 261,6 triệu kWh).

Phụ tải điện miền Bắc có thể lên 470 triệu kWh/ngày

Theo kịch bản do A0 xây dựng, từ nay đến 20/7 hệ thống điện đáp ứng được nhu cầu phụ tải khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, trong các ngày gần đây, khu vực Bắc Bộ đang phải đối mặt với hiện tượng nắng nóng tăng cường, dự kiến kéo dài đến 12/7, trong đó cao điểm có khả năng rơi vào giai đoạn 6-8/7 với nhiệt độ cao nhất lên tới 39 đến 40 độ C.

Dự kiến khoảng thời gian nắng nóng 2-12/7, phụ tải miền Bắc có thể đạt trung bình khoảng 440 triệu kWh ngày (cao nhất khoảng 470 triệu kWh/ngày với công suất đỉnh đạt 23.000 MW).

Về thủy điện, Bộ Công Thương cho biết tính đến 0h ngày 30/6, sản lượng tích trong các hồ thủy điện miền Bắc là 2.065 triệu kWh. Hiện, đã bắt đầu huy động các nhà máy thủy điện Lai Châu, Tuyên Quang, Huội Quảng.

Trong các ngày tới, sẽ tăng cường khai thác hồ Lai Châu để nâng mực nước hồ Sơn La nhằm tăng công suất khả dụng; khai thác hồ Tuyên Quang để hỗ trợ lưới điện khu vực; hồ Hòa Bình vận hành để đáp ứng phụ tải miền Bắc trong các ngày nắng nóng sắp tới cũng như duy trì mực nước các hồ trong phạm vi an toàn để đón lũ chính vụ.

thuy dien mien bac anh 1

Nắng nóng gay gắt khiến phụ tải điện tăng cao. Ảnh: Việt Linh.

Miền Bắc đang trong thời kỳ lũ sớm, dự kiến trong thời gian tới lưu lượng nước về các hồ miền Bắc tiếp tục tăng và có thể đảm bảo cung cấp điện với phụ tải tính toán trung bình khoảng 421-425 triệu kWh/ngày.

Trong trường hợp cực đoan không có lũ về, khu vực miền Bắc vẫn có thể sử dụng lượng nước còn lại trong hồ kết hợp với lưu lượng nước tự nhiên về các hồ để đáp ứng nhu cầu phụ tải, tuy nhiên khả năng tích nước sẽ khó khăn.

Tập trung khắc phục sự cố nhiệt điện

Ngày 2/7, số liệu cập nhật của Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho thấy lưu lượng nước về các hồ chứa thủy điện khu vực Bắc Bộ tiếp tục tăng nhẹ. Hiện, mực nước ở đa số hồ chứa thủy điện miền Bắc cao hơn mực nước chết 10-27 m.

Các hồ thủy điện lớn khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đang nâng cao mực nước hồ chứa, phát điện theo quy trình vận hành và huy động phát điện của cơ quan điều hành.

Mực nước tại các hồ thủy điện tại miền Bắc đến ngày 2/7
(Số liệu: Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp)
Hồ thủy điện Mực nước hồ/mực nước chết
Lai Châu 292,06 m/265 m
Sơn La 186,15 m/175 m
Hòa Bình 100,39 m/80 m (yêu cầu mực nước tối thiểu là 81,9 m)
Thác Bà 47,76 m/46 m (yêu cầu tối thiểu là 46,5 m)
Tuyên Quang 103,48 m/90 m (yêu cầu tối thiểu là 90,7 m)
Bản Chát 446,53 m/431 m

Về nguồn nhiệt điện, từ đầu năm đến nay, tổng lũy kế sản lượng điện phát từ nguồn nhiện điện đạt khoảng 70 tỷ kWh, trong đó nhiệt điện miền Bắc đạt hơn 44 tỷ kWh.

EVN đã yêu cầu các đơn vị phát điện tập trung nhân lực, vật tư và các điều kiện cần thiết khắc phục, sớm đưa vào vận hành các tổ máy, lò hơi đang bị sự cố tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1 và 2...

Đồng thời tăng tần suất kiểm tra, theo dõi vận hành các thiết bị tại chỗ để đảm bảo độ tin cậy hoạt động của các tổ máy phát điện, phát hiện xử lý sớm các bất thường, không để xảy ra sự cố, đặc biệt là sự cố chủ quan do lỗi của con người.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Một công ty bảo hiểm bị phạt và truy thu hơn 440 triệu đồng

Do khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước, Bảo hiểm Quân đội bị phạt và truy thu tới hơn 441 triệu đồng.

Giá xăng ngày mai có thể giảm gần 500 đồng/lít

Giá xăng trong nước ngày 3/7 dự báo có thể giảm nhẹ khoảng 500 đồng/lít. Nếu liên Bộ Công Thương - Tài chính trích quỹ bình ổn, mức giảm có thể ít hơn hoặc giữ nguyên.

Philippines nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất

Philippines là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu gạo sang nước này trong 5 tháng qua đạt 772,4 triệu USD, tăng 31,1% so với cùng kỳ.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm