Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các ngân hàng Trung Quốc mắc kẹt trong 'bẫy' cổ tức 42 tỷ USD

Theo Bloomberg, ngày càng có nhiều tranh cãi về việc các ngân hàng Trung Quốc duy trì những khoản chi trả cổ tức khổng lồ dù nền kinh tế lao dốc vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo Bloomberg, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) và 3 nhà băng lớn nhất Trung Quốc đang trả hơn 30% lợi nhuận năm 2019 - tương đương 42 tỷ USD - cho các cổ đông, đồng nghĩa với mức cổ tức trung bình 6%, gần gấp đôi các ngân hàng Mỹ.

Tuy nhiên, các ngân hàng hiện phải đối mặt với tình trạng hàng tỷ NDT doanh thu bốc hơi vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, dẫn đến những tranh cãi về việc có nên duy trì các khoản thanh toán, nhất là đối với những cổ đông là các cơ quan chính phủ.

“Duy trì khoản chi trả cổ tức cao là một phần trách nhiệm xã hội của các ngân hàng Trung Quốc, nhất là khi ngân sách tài khóa eo hẹp”, Bloomberg dẫn lời chuyên gia Nicholas Zhu tại Moody’s ở Bắc Kinh.

“Ảnh hưởng của dịch virus sẽ làm xói mòn từ từ nguồn vốn của họ. Do đó, việc giảm cổ tức sẽ được thực hiện từng bước một chứ không đột ngột”, ông nói thêm.

ICBC và 3 nhà băng lớn nhất Trung Quốc trả hơn 30% thu nhập năm 2019 cho các cổ đông. Ảnh: Reuters.
He thong tai chinh Trung Quoc anh 1
He thong tai chinh Trung Quoc anh 1

ICBC và 3 nhà băng lớn nhất Trung Quốc trả hơn 30% thu nhập năm 2019 cho các cổ đông. Ảnh: Reuters.

Cuộc giằng co

Các ngân hàng Anh và Đan Mạch đã ngừng trả cổ tức theo yêu cầu của giới chức trách. Trong khi đó, những khoản thanh toán ở Thụy Sĩ và Australia bị xóa bỏ sau khi các cơ quan giám sát khuyến khích người cho vay bảo toàn vốn.

Tại Mỹ, 8 nhà băng lớn, bao gồm JPMorgan Chase & Co., đã hủy bỏ chính sách mua lại cổ phần để hỗ trợ khách hàng và quốc gia trong đại dịch. Trong khi đó, tại Bắc Kinh, có một cuộc giằng co giữa cơ quan quản lý.

Bộ Tài chính Trung Quốc và quỹ đầu tư thuộc quyền quản lý của chính phủ kiểm soát hơn 2/3 cổ phần của 4 ngân hàng lớn. Họ muốn duy trì khoản thanh toán. Ngược lại, cơ quan quản lý ngân hàng Trung Quốc tập trung vào vùng đệm vốn và ổn định tài chính.

Một nguồn tin của Bloomberg tiết lộ cơ quan quản lý không yêu cầu các ngân hàng lớn điều chỉnh mức cổ tức hiện tại. Tuy nhiên, một ngân hàng lớn đã liệt kê việc giảm khoản thanh toán là một trong những cách giúp cải thiện sức mạnh tài chính.

Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) chưa bình luận về vấn đề này.

Nợ xấu tại Trung Quốc có thể lên đến 5.600 tỷ USD vì ảnh hưởng của đại dịch. Ảnh: Bloomberg.
He thong tai chinh Trung Quoc anh 2
He thong tai chinh Trung Quoc anh 2

Nợ xấu tại Trung Quốc có thể lên đến 5.600 tỷ USD vì ảnh hưởng của đại dịch. Ảnh: Bloomberg.

Trước đây, các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc từng giảm cổ tức. Hồi năm 2015, họ cắt giảm tỷ lệ từ 33% xuống còn 30% vì nợ xấu và tăng trưởng lợi nhuận giảm tốc do nền kinh tế Trung Quốc chậm lại.

ICBC và China Construction Bank, nhà băng lớn thứ hai đất nước, báo cáo tăng trưởng lợi nhuận dưới 1% trong năm 2015. Cổ phiếu ICBC lao dốc 17% trong năm 2015 và giảm thêm vào năm sau. Doanh thu của ngân hàng tăng 3% ở quý I/2020, mức thấp kỷ lục kể từ cuối năm 2018.

Tình hình hiện tại thậm chí còn tệ hại hơn. Tập đoàn UBS dự báo ngành ngân hàng Trung Quốc có thể bị sụt giảm 39% trong năm nay, bất chấp những nỗ lực giảm nợ xấu của chính phủ nước này.

Nợ xấu phình to

Nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ, thu nhập của toàn ngành ngân hàng Trung Quốc có thể sụt giảm đến 70%. Các nhà phân tích tại S&P Global dự đoán cuộc khủng hoảng sức khỏe này có thể khiến nợ xấu phình to lên 5.600 tỷ NDT (790.18 tỷ USD).

Một cuộc kiểm tra của các nhà chức trách Trung Quốc hồi năm ngoái chỉ ra 17 trên tổng số 30 ngân hàng lớn nhất không thể bảo toàn vốn ở mức phù hợp với tình hình tăng trưởng kinh tế chậm lại. Cuộc khủng hoảng hiện tại còn khiến tình hình tệ hại hơn.

Theo khảo sát của Bloomberg, nền kinh tế thứ hai thế giới đã lao dốc 6,8% vào quý I/2020 và có thể thu hẹp 2% trong cả năm. “Đối với một ngân hàng niêm yết, việc duy trì hoạt động ổn định cũng quan trọng như giữ tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định”, Bloomberg dẫn lời chuyên gia Richard Zhu thuộc hãng PricewaterhouseCoopers bình luận.

Cho đến nay, 4 ngân hàng lớn nhất đã có thể duy trì vốn dự trữ trên mức yêu cầu tối thiểu.

Cuộc khủng hoảng sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thứ hai thế giới. Ảnh: Getty Images.
He thong tai chinh Trung Quoc anh 3
He thong tai chinh Trung Quoc anh 3

Cuộc khủng hoảng sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thứ hai thế giới. Ảnh: Getty Images.

Zhou Liang, Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc (CBIRC), cho biết các ngân hàng nên dựa vào nguồn vốn nội bộ nhiều hơn, ngoài việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phổ thông.

Theo nhà phân tích Chen Hao tại CIB Research, bình luận của CBIRC cho thấy cơ quan quản lý Trung Quốc muốn để các ngân hàng giữ lại lợi nhuận nhiều hơn . “Vì vậy, chúng tôi hy vọng các ngân hàng Trung Quốc sẽ cắt giảm tỷ lệ chi trả cổ tức trong thời gian tới”, ông nói thêm.

Ông Zhang Qingsong, Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, cũng thừa nhận về những thách thức. “Mô hình kinh doanh cơ bản nhất của một ngân hàng quốc doanh là cung cấp tín dụng để giúp nền kinh tế. Điều đó có nghĩa ngân hàng cần bổ sung vốn liên tục ngay cả khi tiếp tục trả cổ tức”, ông nói.

Vì vậy, việc loại bỏ cổ tức là không cần thiết, theo Jefferies Financial Group Inc. “Nhưng chúng tôi nhìn ra cơ hội giảm tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2020 khi xem xét lợi nhuận tiềm năng giảm”, Shujin Chen và Alfred He tại Jefferies in Hong Kong nhận định.

Bài liên quan

Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm