Đây là bệnh viện đầu tiên của TP.HCM thành lập riêng một khoa Covid-19 trẻ em thay vì khu/đơn vị điều trị Covid-19.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1, khoa Covid-19 được thành lập để thực hiện 2 chức năng trong tình hình mới là vừa tiếp tục thu nhận người bệnh mắc Covid-19, vừa thực hiện chức năng khám và điều trị các bệnh lý chuyên khoa.
Về quy mô, khoa Covid-19 có 150 giường được chia làm 2 khu vực riêng biệt: Khu điều trị Covid-19 (120 giường) tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, người nghi nhiễm có triệu chứng nhẹ và trung bình hoặc cần điều trị bệnh lý nền, không cần hồi sức tích cực.
Khu Hồi sức Covid-19 (30 giường) tiếp nhận F0 nặng hoặc nguy kịch, có rối loạn huyết động, tổn thương đa cơ quan cần hồi sức và hỗ trợ hô hấp tích cực với các kỹ thuật chuyên sâu như thở áp lực dương liên tục (NCPAP), oxy dòng cao (HFNC), thở máy không xâm lấn và xâm lấn, lọc máu liên tục, ECMO.
![]() |
Bệnh viện Nhi đồng 1 là đơn vị đầu tiên thành lập khoa Covid-19 riêng biệt để điều trị cho trẻ em F0. Ảnh: Duy Hiệu. |
Ngoài ra, ngay tại khoa còn có khu vực phòng mổ áp lực âm dành riêng cho bệnh nhi nhiễm hoặc nghi nhiễm có chỉ định phẫu thuật. Trưởng khoa Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 1, là PGS.TS Phùng Nguyễn Thế Nguyên.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết đơn vị này không chỉ là cơ sở điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế đối với Covid-19 trẻ em mà còn định hướng trở thành trung tâm đào tạo, huấn luyện (tham gia xây dựng phác đồ điều trị cùng Bộ Y tế; tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về hồi sức cấp cứu, thở máy, lọc máu liên tục, ECMO cho các bệnh viện trong và ngoài thành phố…), nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều trị Covid-19 và các bệnh dịch lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em.
Chia sẻ với Zing, PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên cho biết đơn vị này đang điều trị cho 100 bệnh nhi mắc Covid-19. Trong đó, 4 trẻ có tình trạng nặng phải thở máy, hơn 10 trẻ thở oxy mask và thở áp lực dương liên tục.
"Cho đến nay, trẻ em nhiễm SARS CoV-2 phần lớn là không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, Covid-19 nặng vẫn có thể gặp ở trẻ ngay cả không yếu tố nguy cơ. Do đó, điều quan trọng là theo dõi sát sức khỏe của bé tại nhà", PGS Nguyên chia sẻ.
Tính đến cuối tháng 12/2021, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận và điều trị hơn 5.000 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, cứu sống nhiều bệnh nhi F0 nặng và nguy kịch, có bệnh nền, yếu tố nguy cơ cao, diễn tiến nặng được chỉ định can thiệp ECMO và lọc máu liên tục.
Dịch Covid-19
Chế độ dinh dưỡng cải thiện tình trạng mất mùi vị hậu Covid-19
Hậu Covid-19, chúng ta cần có chế độ ăn cân đối, hợp lý, lành mạnh để cải thiện dinh dưỡng và hồi phục sức khỏe toàn diện.
Làm gì khi bị khó nuốt hậu Covid-19?
Khó nuốt hậu Covid-19 có thể do các cơ tham gia vào quá trình này bị yếu đi, vùng hầu họng, thanh quản bị bầm tím khi F0 nằm viện phải thở máy.
Cách khắc phục tình trạng khó thở hậu Covid-19
Khó thở hậu Covid-19 được cho là do tổn thương tại phổi, tim mạch hay yếu cơ. Tình trạng khó thở thường xuất hiện khi chúng ta hoạt động gắng sức.
Các bài tập kiểm soát cơn đau khớp hậu Covid-19
Một số bài tập như đi bộ, yoga, đạp xe có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau khớp, yếu cơ xảy ra ở người bệnh trong giai đoạn hồi phục hậu Covid-19.
Nguyên nhân khiến người bệnh bị mất ngủ sau khi khỏi Covid-19
Căng thẳng, trầm cảm, một số loại thuốc điều trị có thể là nguyên nhân khiến nhiều người gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ trong thời gian dài sau khi khỏi Covid-19.