![]() |
Ngày 4/8, cảnh sát phát hiện 17 con hổ được nuôi nhốt trái phép tại nhà ông Nguyễn Văn Hiền (39 tuổi) và nhà bà Nguyễn Thị Định (50 tuổi, cùng ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). |
![]() |
Chủ hai căn nhà này khai đã xây tầng hầm rộng 80-120 m2 rồi chia thành từng ô rộng khoảng 4 m2 để nuôi nhốt hổ con mua từ Lào. |
![]() |
Số hổ này đã được nuôi ít nhất một năm, trọng lượng mỗi con từ 200-265 kg. Các chuồng trại nuôi hổ được xây dựng khép kín, tách biệt nên người ngoài khó phát hiện. |
![]() |
Người dân địa phương cũng bất ngờ về việc này. Họ không biết hơn chục con hổ được nuôi trong nhà 2 hộ gia đình này. |
![]() |
Theo kết quả kiểm tra, 17 con hộ bị nuôi nhốt trái phép là loài hổ Đông Dương, nằm trong danh mục động vật cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam. |
![]() |
Lực lượng chức năng sau đó đã bắn thuốc mê để di chuyển 17 con hổ về chăm sóc tại một khu sinh thái ở huyện Diễn Châu. |
![]() |
Lãnh đạo huyện Yên Thành (Nghệ An) cho biết địa phương từng nhiều lần tuyên truyền, nhắc nhở người dân không được nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép. Huyện chỉ nắm được thông tin khi công an đột kích. Trong ảnh, cảnh sát làm việc với hộ dân nuôi hổ trái phép. |
![]() |
Xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An (chấm đỏ), nơi phát hiện vụ việc. Ảnh: Google Maps. |
Xây hầm, dựng chuồng nuôi hổ như nuôi lợn ở Nghệ An
Chủ các cơ sở khai nhận mua cá thể hổ con từ Lào về rồi cải tạo chuồng trại, xây tầng hầm rộng 80-120 m2, phân thành các chuồng để nuôi hổ.
Bên trong trại nuôi hổ lớn nhất Thanh Hóa
3 2
Thấy người vào trại, nhiều con hổ nặng tới 2 tạ lại chồm lên nhe nanh gầm gừ. Sau 6 năm nuôi nhốt, trại hổ của ông Chiến mới được cấp phép.
Những vụ du khách mất mạng vì thú dữ
2
Dù được nuôi nhốt hay thả trong khu bảo tồn, sư tử, hổ, cá sấu luôn tiềm ẩn nguy hiểm. Chỉ cần một sơ suất nhỏ, du khách cũng có thể phải trả giá bằng tính mạng.