![]() |
Hoa hậu bỏ trốn: Miss America 1937 khép lại với vụ lùm xùm khó quên nhất trong lịch sử khi người đăng quang, Bette Cooper, đã biến mất ngay sau đêm chung kết. Cooper đã bỏ trốn cùng bạn trai Louis vì người yêu không thích việc cô trở nên nổi tiếng. Ban tổ chức sau đó phải thuyết phục Cooper trở lại để hoàn thành sứ mệnh của một hoa hậu. Trước áp lực từ gia đình, người xung quanh, Cooper đã quay lại và được sắp xếp cho lịch trình nhẹ nhàng, ít va chạm với truyền thông. Hết nhiệm kỳ, cô cũng không bao giờ xuất hiện trước công chúng nữa. Ảnh: AP. |
![]() |
Hoa hậu từ chối mặc bikini: Năm 1950, Hoa hậu Yolande Betbeze gây ồn ào dư luận khi từ chối mặc trang phục áo tắm lúc đăng quang với lý do: "Tôi là sinh viên opera và không có chân đẹp". Hành động này của Betbeze khiến thương hiệu áo tắm Catalina, một nhà tài trợ cho cuộc thi, vô cùng tức giận. Cô đã bị gọi là "hoa hậu Mỹ tồi tệ nhất lịch sử" sau vụ việc. Ảnh: Bettmann Archive. |
![]() ![]() |
Bê bối lộ ảnh khỏa thân: Năm 1950, quy tắc thứ bảy của cuộc thi - "các thí sinh phải có sức khỏe tốt và thuộc chủng tộc da trắng" - bị bãi bỏ. Và 34 năm sau đó, nước Mỹ mới có Hoa hậu da màu đầu tiên, Vanessa Williams. Thế nhưng, Williams cũng trở thành người đầu tiên từ bỏ danh hiệu sau cuộc thi vì bê bối đời tư. Những bức ảnh khỏa thân mà Williams chụp nhiều năm trước đó bị công khai đã ảnh hưởng không nhỏ đến tên tuổi, sự nghiệp của cô. Ảnh: AP. |
![]() |
Hoa hậu bị buộc đổi họ: Bess Myerson là hoa hậu gốc Do Thái duy nhất của Miss America tính đến nay. So với các hoa hậu khác, Myerson ít được công chúng quan tâm hơn. Lenora Slaughter, Giám đốc điều hành cuộc thi từ năm 1941 đến năm 1967, đã thúc giục Myerson thay đổi họ hoặc sử dụng nghệ danh. Tuy nhiên, Myerson đã từ chối và nói rằng cô tự hào với tên và gốc gác của mình. Ảnh: Getty. |
![]() |
CEO phỉ báng, chế giễu hoa hậu: Năm 2017, Giám đốc điều hành Tổ chức Hoa hậu Mỹ (Miss America Organization) Sam Haskell bị đình chỉ công tác sau khi rò rỉ thư điện tử cho thấy ông cùng một số người khác đã chế giễu, bình luận thô tục về một số cựu thí sinh Hoa hậu Mỹ. Mallory Hagan, Hoa hậu Mỹ 2013, là nạn nhân thường xuyên bị Haskell chế giễu về đời sống tình dục và cân nặng. Ảnh: SplashNews. |
![]() |
Bỏ phần thi áo tắm: Năm 2018, ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Mỹ thông báo sẽ bỏ phần thi áo tắm kể từ năm 2019 nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào chống quấy rối tình dục #MeToo. Trong khi một số thí sinh, khán giả ủng hộ quyết định này, xem đó là dấu hiệu của sự tiến bộ và thay đổi phương thức đánh giá phụ nữ, số khác không tán thành và nhận xét Miss America phiên bản mới thất bại vì kém hấp dẫn. Ảnh: Edward Lea. |
![]() |
Tiến sĩ đăng quang Hoa hậu Mỹ: Camille Schrier, nhà khoa học 23 tuổi, đã vượt qua 50 đối thủ để trở thành Miss America 2020. Trong phần thi tài năng, Schrier đã thực hiện một thí nghiệm khoa học. Phần trình diễn được ban giám khảo đánh giá cao vì những tiêu chí mới của cuộc thi. Trong khi đó, nhiều khán giả không hài lòng vì cho rằng người chiến thắng thiếu tài năng giải trí như ca hát, nhảy múa... Ảnh: Getty. |
Công chúa Nhật Bản Mako phải hoãn cưới vì nhà trai vướng nợ nần, trong khi Công chúa Thụy Điển Victoria từng bị phản đối kết hôn vì bạn trai thường dân không "môn đăng hộ đối".
YouTuber nhiễm Covid-19 bị bắt vì ăn lén sashimi ở siêu thị
Được xác nhận dương tính với Covid-19 sau khi bị bắt, YouTuber Nhật Bản đã lây nhiễm virus cho cảnh sát, người có tiếp xúc gần ở nơi tạm giam.
'Kẻ bắt nạt ở trường nói chỉ cố giúp con tôi hòa nhập'
Bắt nạt đôi khi bị đánh đồng với trò đùa nghịch tuổi học trò. Trong nhiều trường hợp, thủ phạm không ý thức được hành động của họ nghiêm trọng và đáng xấu hổ ra sao.