Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

3 cách để biến lo lắng thành động lực

Trong cuốn sách Good Loxiety, nhà thần kinh học - tiến sĩ Wendy Suzuki viết rằng việc định hướng lại suy nghĩ về sự lo lắng sẽ giúp mọi người làm việc hiệu quả và đồng cảm hơn.

Việc điều chỉnh lại suy nghĩ có thể biến sự lo lắng trở thành động lực làm việc. Ảnh: Pexels.

Theo Insider, tiến sĩ Wendy Suzuki nhận định lo lắng là một cảm xúc tự nhiên của con người. Khi cảm thấy lo lắng, hệ thống thần kinh giao cảm trong cơ thể sẽ được kích hoạt, làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở. Trường hợp sự lo lắng luôn hiện diện, nó có thể gây hại cho cơ thể.

"Căng thẳng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, dẫn đến các tình trạng như trầm cảm và gây ra các vấn đề về sinh sản", tiến sĩ Suzuki nói.

Dưới đây là 3 cách tiến sĩ Wendy Suzuki gợi ý để biến sự lo lắng trở thành động lực trong công việc.

Ghép mỗi lo lắng với một hành động

Tiến sĩ Suzuki khuyên mỗi người nên lập danh sách những điều bản thân cảm thấy lo lắng và đưa ra các hành động có thể thực hiện để giải quyết chúng.

Bà cho biết việc nghĩ ra những giải pháp này sẽ giúp mọi người cảm thấy hài lòng vì nó đưa sự lo lắng của trở lại nguồn gốc tiến hóa.

"Ngay từ đầu trong quá trình tiến hóa, phản ứng của chúng ta là chiến đấu hoặc bỏ chạy trước các mối nguy hiểm về thể chất. Vì vậy, bằng cách hành động đối với từng nỗi lo lắng, bạn sẽ có giải pháp định hướng hành động cho sự lo lắng của mình", tiến sĩ Suzuki nói.

Biến cảm giác lo lắng thành sự đồng cảm

Tiến sĩ Suzuki chia sẻ lúc còn nhỏ, bà luôn nhút nhát dù thích đi học nên luôn gặp khó khăn khi đến lớp. Trở thành giáo sư, bà Suzuki đã biến nỗi lo lắng này thành sự đồng cảm với sinh viên.

"Khi hiểu được cảm giác lo lắng về điều gì đó là như thế nào, chúng ta có thể giúp đỡ những người tương tự như mình. Tôi làm điều này bằng cách đến lớp sớm và ở lại muộn để đảm bảo có thể trả lời nhiều câu hỏi nhất của sinh viên. Bên cạnh đó, tôi còn đi bộ xung quanh để giải đáp thắc mắc cho họ", tiến sĩ Suzuki nói.

Học hỏi từ người khác để điều chỉnh lại sự lo lắng

Theo tiến sĩ Suzuki, một cách để định hướng lại niềm tin đó là nghĩ về nỗi lo lắng của bạn và xem xét cách mà những người khác tiếp cận tình huống tương tự.

Bà khẳng định đây không phải là một việc dễ dàng thực hiện, nhưng nó có thể mang lại hiệu quả nếu thực hiện một cách nghiêm túc - xem sự lo lắng như một công cụ để trở thành mẫu người mà muốn hướng đến.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Lý do 91 trường đại học chưa thực hiện tự chủ

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước có 141/232 trường đại học đang tự chủ, còn 91 cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tự chủ.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm