|
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: Reuters. |
Ông Blinken cho biết trên Twitter rằng ông đã thảo luận về mối quan hệ Mỹ - Trung và “duy trì các đường dây liên lạc cởi mở” trong cuộc điện đàm với ông Tần, sau khi Bắc Kinh hôm 30/12/2022 bổ nhiệm vị cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ làm tân ngoại trưởng.
Ngay sau đó, vị cựu đại sứ Trung Quốc đăng trên Twitter rằng ông mong muốn “tiếp tục hợp tác chặt chẽ” với ông Blinken “vì mối quan hệ Trung - Mỹ tốt đẹp hơn”.
Ông Tần Cương được bổ nhiệm vào vị trí mới trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington tìm cách ổn định mối quan hệ rạn nứt.
Ông Tần (56 tuổi) thay thế ông Vương Nghị (69 tuổi) sau khi ông Vương Nghị được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa mới hồi tháng 10/2022. Ông Vương Nghị được kỳ vọng đóng vai trò lớn hơn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Cùng ngày 1/1, trong bài báo được đăng trên tạp chí Cầu Thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc và Mỹ sẽ thực hiện các thỏa thuận mà giới lãnh đạo hai nước đã đạt được, tìm cách đặt ra nguyên tắc trong quan hệ Mỹ - Trung và có hướng đi đúng đắn trong quan hệ song phương.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Washington trước đó cũng xác nhận vào tháng 12/2022 rằng ông có kế hoạch thăm Trung Quốc vào tháng 1 hoặc tháng 2, sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia vào tháng 11/2022.
Sự bùng nổ của Trung Quốc
Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Sự bùng nổ của Trung Quốc” do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản tháng 4/2021. Cuốn sách phác thảo bối cảnh diễn ra sự bùng nổ tư bản (vốn) của Trung Quốc và cơ cấu tổ chức xã hội - chính trị những năm 1980 dẫn tới sự bùng nổ này; đồng thời, khám phá những tác động, phạm vi mang tính toàn cầu của sự bùng nổ kinh tế thị trường ở Trung Quốc, từ đó xây dựng một lăng kính giúp chúng ta có thể đánh giá triển vọng phát triển của Trung Quốc một cách toàn diện và đầy đủ hơn.
G20 Indonesia
Trong khi một số người coi cụm từ “toàn cầu hóa phân mảnh” là nghịch lý, ông Mohamed El-Erianm đánh giá đó là kịch bản có thể xảy ra nhất đối với nền kinh tế toàn cầu.
Thủ tướng Nhật Bản muốn mời Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G7
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào hôm 20/3 cho biết ông muốn mời lãnh đạo của 8 quốc gia không thuộc nhóm G7, bao gồm Việt Nam đến dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm vào tháng 5.
Thị trường tiền mã hóa Ấn Độ đang chết dần
Thuế cao và môi trường pháp lý phức tạp khiến cho các sàn giao dịch tiền mã hóa của Ấn Độ mất dần nhà đầu tư.
‘Truyền thống 53 giây’ khiến ngoại trưởng Nhật bỏ cuộc họp G20
Ngoại trưởng Hayashi đã bỏ qua hội nghị G20 để có mặt trong kỳ họp Quốc hội, điều này gợi nhắc tới một vấn đề đáng quan ngại hơn trong văn hóa lao động Nhật Bản.
Ông Blinken lần đầu gặp ông Lavrov từ khi xung đột Ukraine nổ ra
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 2/3 đã có cuộc gặp ngắn với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov bên lề Hội nghị ngoại trưởng G20 ở Ấn Độ.