![]() |
Một số hành động không nên làm khi xử trí các vết phát ban do nhiễm virus Mpox. Ảnh: hindustan_times. |
Dù không phải dấu hiệu đầu tiên của bệnh đậu mùa khỉ, phát ban là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi chúng ta không may nhiễm virus Mpox.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh có thể bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh và kiệt sức. Một số người sẽ bị phát ban trên mặt và các bộ phận cơ thể khác trong khoảng 1-3 ngày sau đó.
Tình trạng này có thể biểu hiện dưới dạng vết sưng tấy, vết loét hở, mụn nước hoặc mụn nhọt chứa dịch.
Phát ban do Mpox có thể trải qua nhiều giai đoạn, từ mụn nhọt, mụn nước đến đóng vảy. Khi các vết này lành lại, chúng có thể gây ngứa, thậm chí có cảm giác đau.
"Ở một số người phát ban có thể gây đau đớn. Đây sẽ là vấn đề chính được xem xét khi điều trị”, Elizabeth Gilliams, giảng viên y khoa chuyên về các bệnh truyền nhiễm tại Johns Hopkins Medicine, nói.
Những lưu ý với các vết phát ban
Tránh băng quá kín
Trong quá trình điều trị đậu mùa khỉ, chúng ta cần chăm sóc các vết phát ban thông qua việc giữ cho chúng sạch sẽ và không bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, mọi người không cần băng vết thương quá kỹ nếu đang cách ly trong phòng riêng.
Mặt khác, Luis Ostrosky, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Memorial Hermann, Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas (Houston, Mỹ), cho rằng nếu phải rời khỏi nhà và tiếp xúc với người xung quanh, các vết tổn thương và phát ban nên được bao phủ bởi quần áo dài, găng tay, tất...
![]() |
Không nên băng quá kín các tổn thương trên da khi mắc đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: Duke Today. |
Theo vị chuyên gia, quấn băng hoặc sử dụng băng cá nhân lên vết thương sẽ làm cản trở quá trình hồi phục do chúng tạo ra môi trường ẩm ướt, làm hỏng vùng da lân cận, thúc đẩy lây nhiễm chéo, thậm chí gây ra các tổn thương hoặc phát ban nghiêm trọng hơn.
Không gãi
Gilliams lưu ý những bệnh nhân đậu mùa khỉ bị phát ban hoặc tổn thương da cần tuyệt đối tránh gãi. Điều này có thể khiến tổn thương lan rộng ra những vùng da bị tổn thương hoặc nhạy cảm như quanh mắt…
Vị chuyên gia nói: “Mọi người nên tránh mọi tác nhân có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ da trong quá trình hồi phục tổn thương. Việc gãi còn có thể làm lở loét và gây nguy cơ nhiễm vi khuẩn”.
Mặt khác, gãi cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm Mpox cho người khác.
Cụ thể, PGS.TS Donald Alcendor, khoa Vi sinh - Miễn dịch học và Sinh lý học tại Đại học Y khoa Meharry, cho hay chúng ta có thể làm lây lan virus từ ngón tay của mình sau khi gãi vết phát ban, vảy hoặc dịch có thể lưu lại trong móng tay.
“Ngoài ra, gãi cũng có thể gây ra các biến chứng nhiễm trùng thứ cấp", vị chuyên gia nói thêm.
Phương pháp điều trị phát ban do đậu mùa khỉ
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chưa đưa ra một phương pháp điều trị cụ thể đối với bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, một số cách có thể giảm các triệu chứng của bệnh lý này, trong đó bao gồm phát ban.
TPOXX
Theo Gilliams, một phương pháp điều trị tiềm năng cho triệu chứng phát ban là dùng thuốc kháng virus tecovirimat (TPOXX). Thuốc được cung cấp bởi Trung tâm Dự trữ Quốc gia về Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.
Mặc dù chưa được FDA chấp thuận cho các bệnh nhiễm trùng như đậu mùa khỉ, US CDC tuyên bố TPOXX có thể được sử dụng để điều trị triệu chứng ban đầu cho bệnh lý này ở cả người lớn và trẻ em.
TPOXX cũng được FDA chấp thuận để điều trị bệnh đậu mùa ở người do virus variola gây ra ở người lớn và trẻ em.
Theo Ostrosky, hầu hết vết phát ban do Mpox gây ra chỉ cần điều trị theo triệu chứng nhằm giảm khó chịu và đợi quá trình hồi phục tự nhiên.
![]() |
Nhiều loại thuốc đã được sản xuất nhằm giảm các nguy cơ do đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: roberto_sorin. |
Ông nói: “Chúng tôi tập trung vào việc giữ cho các tổn thương sạch, qua đó tránh nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn”.
Tuy nhiên, Ostroksy cho rằng TPOXX có thể được sử dụng cho những trường hợp phát ban nghiêm trọng ở một số vùng nhạy cảm như mắt hoặc ở những người có hệ miễn dịch kém.
Điều trị không kê đơn (OTC)
Nếu bị phát ban do nhiễm Mpox và không muốn dùng thuốc kháng virus, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị không kê đơn (OTC) để đối phó với phát ban gây đau hoặc ngứa gồm:
- Kem hoặc gel steroid bôi tại chỗ
- Thuốc mỡ (như Vaseline hoặc Aquaphor)
- Thuốc gây tê tại chỗ (như lidocain)
Ostroksy cho biết: “Một số nhà sản xuất cũng khuyên dùng thuốc mỡ kháng khuẩn. Tuy nhiên, những loại thuốc này nên được sử dụng một cách thận trọng vì nhiều người có thể bị dị ứng với một số loại thuốc mỡ nhất định”.
Đối với những cơn đau nhẹ, vị chuyên gia nhận định các loại thuốc chống viêm như ibuprofen cũng có thể giúp ích.
Thuốc kháng histamine không kê đơn, acetaminophen hoặc ngâm mình trong bồn tắm ngồi cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.
Dẫu vậy, cần nhấn mạnh rằng các loại kem bôi, thuốc mỡ và thuốc uống chỉ nhằm mục đích giảm đau, ngứa hoặc mẩn đỏ do phát ban khi mắc đậu mùa khỉ. Các sản phẩm này không giúp điều trị bệnh hoàn toàn.
"Chúng ta chỉ đang cố gắng giảm bớt một triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ. Cách làm này còn gọi là giảm viêm tại chỗ, từ đó giảm đau và ngứa. Tuy nhiên, bệnh vẫn tiếp diễn" Alcendo nói.
Kết luận, Gilliams cho rằng nguy cơ mắc bệnh đậu mùa đối với cộng đồng vẫn khá thấp.
"Các trường hợp mắc bệnh hiện chủ yếu phát sinh từ quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc gần gũi. Không có sự lây lan quá lớn trong các hoạt động hàng ngày như đến cửa hàng tạp hóa hay mua đồ trên đường…", vị chuyên gia nhận định.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chúng ta nên xem nhẹ đậu mùa khỉ. Theo Ostrosky, bệnh đậu mùa khỉ vẫn rất dễ lây lan. Việc chạm vào các tổn thương trên da là con đường lây dễ dàng nhất.
Do đó, nếu không may mắc đậu mùa khỉ và có bất kỳ tổn thương nào, da có vảy hay phát ban, chúng ta vẫn cần cách lý với những người khác.
“Đến khi không còn khả năng lây nhiễm cho người khác, điều tốt nhất nên làm là ở nhà, trừ khi mọi người cần tìm đến sự chăm sóc khẩn cấp hoặc gặp bác sĩ”, vị chuyên gia khuyến cáo.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.
Hơn 27 năm phát triển tại thị trường Việt Nam với sứ mệnh cao cả "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn", Lifebuoy là sản phẩm diệt khuẩn bán chạy hàng đầu đã và đang đóng góp vào sứ mệnh phòng chống dịch bệnh. Bằng cách lan tỏa thói quen rửa tay và giữ gìn vệ sinh cá nhân, Lifebuoy hướng đến nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, an toàn cho cả cộng đồng.
Cùng Lifebuoy đánh bay nỗi lo bệnh truyền nhiễm và an toàn chung sống với dịch COVID-19. Lifebuoy chưa? Lifebuoy đi!
Dịch Đậu mùa khỉ
Cách Mỹ ngăn chặn dịch đậu mùa khỉ
Dữ liệu từ Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy số lượng ca mắc đậu mùa khỉ tại nước này đã giảm mạnh, gần như không phát sinh ca mới.
Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót
Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.
Argentina ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do bệnh đậu mùa khỉ
Cơ quan y tế Argentina vừa công bố ca tử vong đầu tiên do đậu mùa khỉ ở nước này. Bệnh nhân là nam giới, 44 tuổi, sống ở Buenos Aires, nhập viện ngày 17/9.