Kè sông bảo vệ khu dân cư phía bắc đường Đống Đa (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) có vốn 12 tỷ đồng mới hoàn thành đã bị sóng đánh vỡ.
Kè sông 12 tỷ chưa nghiệm thu đã hỏng Khi bão số 5 đổ bộ, kè sông bảo vệ khu dân cư phía bắc đường Đống Đa (TP Quy Nhơn) bị sóng đánh vỡ. Công trình này vừa hoàn thành, chưa kịp nghiệm thu.
Kè sông khu dân cư phía bắc đường Đống Đa (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) dài 642 m mới hoàn thành, chưa nghiệm thu nhưng đã bị sóng lớn trong bão số 5 vừa qua đánh sập.
Công trình do Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng TP Quy Nhơn làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công là Công ty TNHH Thanh Huy (Bình Định). Theo chủ đầu tư, ban đầu kè sông này được duyệt với số vốn 8,4 tỷ đồng. Quá trình thi công, dự án được bổ sung, điều chỉnh vốn lên gần 12 tỷ đồng.
Kè sông bị sóng đánh "rỗng ruột", vải địa kỹ thuật bị xé toạc. Lãnh đạo Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng TP Quy Nhơn cho rằng triều cường dâng cao khiến sóng lớn vượt qua đỉnh công trình gây xói lở, mái kè biến dạng.
Những trụ bê tông bị sóng đánh gãy thành nhiều đoạn. Theo thiết kế, phần mái có bê tông cốt thép, phần bệ đỡ lan can không có thép. Chủ đầu tư lý giải phần bệ đỡ lan can nếu có cốt thép sẽ làm tăng kinh phí không cần thiết nên đơn vị tư vấn đưa ra kết cấu như vậy.
Tuy nhiên, người dân địa phương cho rằng thiết kế công trình có vấn đề. "Khu vực cửa sông này tiếp giáp với biển, quanh năm bị triều cường xâm thực nhưng họ xây kè quá sơ sài. Công trình này không có trụ bê tông đứng, chỉ có dầm ngang (giằng kè) bên trong có 4 cây thép phi 12, nền móng không xây kiên cố nên khó thể chống chịu với sóng lớn", ông Trương Văn Kha (ngụ phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) nói.
Ông Ngô Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn, nhận định kè sông khu dân cư phía bắc đường Đống Đa bị hư hỏng nặng là do thời tiết khắc nghiệt và hạ tầng kỹ thuật thi công chưa đồng bộ. "Chúng tôi đã thuê đơn vị tư vấn độc lập kiểm tra, đánh giá lại nguyên nhân sự cố kè sông hư hỏng và tìm hướng giải pháp khắc phục”, ông Nam cho biết.
Vớt khúc gỗ lớn trôi dạt vào bờ kè sạt lở, ông Hoàng Văn Vinh (ngụ phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) thắc mắc: "Họ làm bờ kè kiểu gì mà gia cố sắt thép bên trong rất sơ sài. Xây kè kiểu này bảo sao sóng biển không giật sập. Làm như vậy chỉ tốn công sức và hao tốn tiền của Nhà nước mà thôi".
Khối bê tông kè sông Hà Thanh bị sóng hất tung. Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, nói dự án kè sông này do UBND TP Quy Nhơn làm chủ đầu tư nên phải có trách nhiệm làm rõ, chịu trách nhiệm chính trong việc khắc phục công trình.
“Nếu do lỗi của tư vấn, thiết kế hoặc thi công thì đơn vị nào làm sai phải chịu trách nhiệm sửa chữa, không lấy tiền ngân sách để khắc phục sự cố”, ông Dũng quả quyết. Ảnh chụp gạch ốp mái kè sót lại sau bão số 5.
Sông Hà Thanh ở TP Quy Nhơn, Bình Định - nơi có công trình kè mới hoàn thành đã bị sóng đánh tan nát. Ảnh: Google Maps.
Không còn cảnh hàng nghìn người xếp hàng trước chùa Phúc Khánh trong lễ cầu an. Thay vào đó người dân ở nhà theo dõi buổi lễ qua các nền tảng trực tuyến.
Đông Triều gỡ bỏ phong tỏa xã Bình Dương giáp ranh với Hải Dương và một số địa điểm khác sau khi kiểm soát được sự bùng phát, lây lan của dịch Covid-19.
Chính quyền tỉnh Cà Mau nới lỏng một bước trong việc kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 đồng thời, vận động người dân thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Trước kiến nghị về việc chủ động tiếp cận nguồn vaccine để sớm triển khai tiêm cho người dân, Thủ tướng đồng ý cho một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng mua vaccine Covid-19.
TP.HCM cho phép mở cửa lại các hoạt động du lịch, giao thông vận tải, nhà hàng từ ngày 1/3; tuy nhiên, vũ trường, quán bar, beer club, phòng gym tiếp tục bị đóng cửa.