Znews
Interactive: Câu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liền
Câu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liềnCâu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liền

Đứng đầu ngành mì ăn liền với hơn 50% thị phần, Acecook không ngủ quên trên chiến thắng mà tập trung phát triển thương hiệu với tôn chỉ “tạo ra hạnh phúc”.

Đằng sau gần 3 tỷ gói mì mỗi năm, thương hiệu Nhật Bản còn tạo ra nhiều giá trị cho người dùng và nền kinh tế.

Câu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liềnCâu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liền

Câu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liền

Khảo sát của Euromonitor cho thấy năm 2016, thị trường mì ăn liền Việt Nam có quy mô khoảng 24.300 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD) với mức tăng trưởng hơn 10%. Theo cập nhật của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), cũng trong năm ngoái, người Việt tiêu thụ 4,9 tỷ gói mì - xếp thứ 4 toàn thế giới. Sau nhiều năm liên tục giảm, mức tiêu thụ này có phần tăng nhẹ so với năm 2015 (4,8 tỷ gói). Theo dự đoán của ông Kajiwara Junichi - TGĐ Acecook Việt Nam, quy mô thị trường trong 5 năm nữa sẽ đạt 5,5 tỷ gói (22.750 tỷ đồng).

Câu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liền

Được coi là “đại gia” đầu ngành, Acecook nắm giữ hơn một nửa thị phần. Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1993, bình quân doanh nghiệp Nhật Bản này cung ứng ra thị trường gần 3 tỷ gói mì mỗi năm. Doanh thu 6 tháng đầu năm nay của doanh nghiệp này có sự tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm 2016. Trước xu thế bão hòa nhu cầu và sức ép của hàng chục đối thủ, Acecook đã chủ động thay đổi bài toán chiến lược.

Số lượng mì gói tiêu thụ (tỷ gói)

Thay vì chạy đua về mức giá rẻ và chiếm lĩnh vùng nông thôn, Acecook đầu tư nâng cao chất lượng, đánh mạnh vào phân khúc cao cấp. Động thái này góp phần thay đổi bức tranh toàn cảnh, tạo nên cuộc cách mạng mới cho ngành mì ăn liền vốn chứa nhiều định kiến.

Câu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liền

Ông Kajiwara Junichi - Tổng giám đốc Acecook Việt Nam - khẳng định: “Việc chuyển hướng sang các dòng sản phẩm cao cấp là xu thế tất yếu. Khi người dân có thu nhập cao hơn, yêu cầu về chất lượng và giá trị dinh dưỡng sẽ tăng. Thực tế tại nhiều cửa hàng ở TP.HCM, mì ly đang bán chạy hơn mì gói. Năm 2016, mì ly chiếm 5% tổng lượng tiêu thị mì ăn liền của Acecook nhưng năm nay, con số này sẽ tăng gấp đôi. Công ty đặt mục tiêu đẩy mức tiêu thụ mì ly lên 20% toàn ngành mì. Bên cạnh đó, đảm bảo không giảm tỷ lệ tiêu thụ mì gói ”.

Câu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liền

Tháng 6, công ty hoàn thành công tác lắp đặt mới 2 dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Hưng Yên, bao gồm dây chuyền sản xuất mì ly (có khả năng sản xuất 420 ly/phút) và miến. Acecook Việt Nam cũng nâng cao tính an toàn và chất lượng sản phẩm với các thiết bị phân tích chuyên ngành cho phòng thí nghiệm như máy kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu, thiết bị kiểm tra GMO. Ước tính tổng giá trị của dây chuyền, trang thiết bị trong nửa đầu năm nay lên tới 20 triệu USD.

Ứng với con số ấn tượng trong quá trình kinh doanh, Acecook Việt Nam tạo nên thương hiệu mang nhiều giá trị. Mục tiêu của nhãn hàng là “Cook happiness” - mang 3 chữ H (Happy - hạnh phúc) cho các đối tượng: người tiêu dùng (đối tác), người lao động (gia đình của họ) và xã hội.

Ông Kajiwara Junichi cho biết: “Trong chữ H đầu tiên, chúng tôi mong muốn người dùng cảm nhận được niềm hạnh phúc thông qua cảm giác ngon miệng, an tâm và hài lòng. Công ty không chạy theo lợi nhuận mà luôn đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu. Acecook xác định tương lai sẽ tập trung vào các dòng mì ly, sản phẩm có thêm nhiều loại rau, thịt thật”.

Câu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liềnCâu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liền

Sau 25 năm tạo lập thương hiệu, Acecook đã xây dựng 11 nhà máy và 7 chi nhánh trên toàn quốc với hơn 20 nhãn hàng các loại sản phẩm đạ dạng mì, miến, bún, phở, hủ tiếu ăn liền. Sản phẩm xuất khẩu đi 46 quốc gia trên thế giới. Trong đó có các những thị trường khó tính với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe như: Mỹ, Australia, Canada, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản… Tỷ lệ xuất khẩu của các mặt hàng mang nhãn Acecook so với trong nước đạt 10%.

Với nguồn nguyên liệu gia vị thu mua từ các vùng nông nghiệp trong nước, doanh nghiệp giúp đảm bảo đầu ra liên tục, giải quyết bài toán cho nông dân.

Câu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liền

Nhà sản xuất cũng đầu tư nghiên cứu hương vị, chất lượng mới và phát triển ngành hàng mì ly, gạo, miến. Trong năm nay, chiến lược của công ty là gia tăng xuất khẩu, nâng tỷ trọng doanh thu từ 8% lên 20%.

Ngành công nghiệp chế biến mì ăn liền phát triển đồng thời kéo theo sự tịnh tiến của nhiều ngành nghề khác. Tính đến tháng 6 năm nay, công ty tạo nên việc làm và thu nhập ổn định cho 5.258 nhân viên.

Đại diện Acecook cho biết: “Acecook Việt Nam đáp ứng đủ 4 mong đợi của người lao động: công việc thú vị, cơ hội phát triển; thu nhập tốt; quan hệ với lãnh đạo gần gũi; văn hóa vui vẻ, khuyến khích sáng tạo… Nhân viên của công ty cũng luôn tâm niệm: mỗi công việc đang làm là ‘nấu ra hạnh phúc: Cook Happiness’ cho người tiêu dùng. Đây chính là những điều kiện công ty luôn nỗ lực tạo ra để hướng đến chữ “H” thứ 2: người lao động hạnh phúc”.

Câu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liềnCâu chuyện doanh nghiệp sau gói mì ăn liền

Với đặc trưng dễ chế biến, ăn liền, giá rẻ, mì ăn liền Acecook là thực phẩm quen thuộc trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt. Với 20 thương hiệu gắn nhãn nhà sản xuất Nhật Bản, các mặt hàng có ưu điểm đa dạng hương vị nhưng vẫn giữ được tính đồng nhất, ổn định chất lượng dù sản xuất với số lượng lớn (bình quân 1 dây chuyền mì gói của ACV có thể sản xuất được 600 gói mì/phút).

Mì ăn liền được gọi là “thực phẩm toàn cầu”, không phân biệt quốc gia, độ tuổi, giới tính. Đây là thực phẩm dự trữ quốc gia, tiếp tế trong các thiên tai, dịch họa. Sản phẩm này đầy tính đại chúng cao nhờ giá thành rẻ, công dụng cao. Mang ý nghĩa xóa nhòa ranh giới giàu nghèo, mì ăn liền “phủ sóng” ở cả thành thị và nông thôn, từ căn bếp sang trọng của gia đình giàu có đến những mái tranh nghèo nơi heo hút, đặc biệt là trong cuộc sống của sinh viên, học sinh.

Ông Kajiwara Junichi chia sẻ: “Chúng tôi luôn trung thành với triết lý kinh doanh mang tên Kaizen. Triết lý của Kaizen tập trung cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm với mục tiêu cuối cùng là phục vụ khách hàng, gia tăng lợi ích sản phẩm. Theo đó, người hưởng lợi cuối cùng chính là khách hàng”.

Acecook cũng luôn nỗ lực để nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người bằng mục tiêu chữ H thứ 3 - “Xã hội hạnh phúc”. Theo đó, công ty chú trọng nhiều hoạt động đóng góp cho xã hội, đầu tư cho thế hệ tương lai, bảo vệ môi trường. “Một điều tôi rất tâm đắc với công ty này, đó là ý thức môi trường. Nước thải của tất cả các nhà máy đều phải đạt loại A. Đảm bảo giữ sạch môi trường cũng là một trong những tiêu chí được đề xuất để công ty đánh giá, lựa chọn đối tác” - TGĐ Acecook chia sẻ.

Trong 24 năm thành lập, Acecook có 11 nhà máy, 7 chi nhánh và 5.288 nhân viên. Công ty bán ra gần 3 tỷ gói mì ăn liền mỗi năm. Nhãn hàng Hảo Hảo nằm trong Top 1.000 thương hiệu hàng đầu Châu Á do Nielsen công bố trên tạp chí Campaign Asia Pacific. Năm nay, công ty đã đầu tư lắp đặt trang thiết bị mới với tổng giá trị khoảng 20 triệu USD. Doanh thu 6 tháng đầu năm của Acecook tăng 5% so với cùng kỳ năm 2016. Nổi bật là ngành hàng sợi gạo với doanh thu từ Miến Phú Hương tăng 12%. Các sản phẩm Phở Đệ Nhất, Bún Hằng Nga, Hủ tiếu Nhịp Sống cũng đạt mức tăng trưởng gần 7%. Ngành hàng mỳ ly cũng tăng trưởng gấp 2 lần (hơn 200%) với các thương hiệu Modern hay Handy Hảo Hảo (ra mắt thị trường từ tháng 7/2016).