![]() |
Bộ GD&ĐT sẽ yêu cầu các trường bỏ phương thức xét tuyển không phù hợp. Ảnh: VietNamNet |
Bộ GD&ĐT vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về một số nội dung chính trong công tác tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022.
Trong báo cáo này, Bộ GD&ĐT cho biết công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá trình xét tuyển.
Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp, bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic.
Đồng thời, bộ sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT - tuyển sinh đợt 1.
Cũng theo Bộ GD&ĐT, từ năm 2023, bộ áp dụng chính sách giảm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực đối với thí sinh có kết quả điểm xét tuyển cao (từ 22,5 điểm trở lên khi quy đổi theo thang điểm 10 và tổng điểm 3 môn), nhằm đảm bảo sự công bằng và khắc phục tình trạng có thí sinh đạt kết quả điểm xét tuyển là 30 điểm nhưng vẫn không trúng tuyển đại học, cao đẳng.
Điều này xuất phát từ việc năm 2021, tỷ lệ thí sinh có điểm cao tăng lên; ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược... tỷ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp; tỷ lệ thí sinh phải có điểm ưu tiên trúng tuyển cao dẫn đến dư luận cho rằng điểm ưu tiên trở nên thiếu công bằng.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến và việc rà soát điểm ưu tiên năm 2020, 2021 nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên với các thí sinh không hưởng chính sách ưu tiên.
Theo đó, chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng 3 môn thi THPT để xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 quy chế quy định.
Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên = [(30 - tổng điểm đạt được)/7,5] × mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 quy chế.
Điểm thi THPT 2022
Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học yêu cầu thí sinh nhập học sớm
Theo Thứ trưởng GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, bộ cho phép các trường xét tuyển sớm nhưng không được công bố danh sách thí sinh trúng tuyển và yêu cầu các em nhập học sớm.
140 trường đại học thông báo tuyển sinh bằng học bạ năm 2023
Nhiều đại học trên cả nước tiếp tục công bố phương án xét tuyển bằng học bạ bậc THPT, một số trường yêu cầu thí sinh cần đạt học lực giỏi năm lớp 12 hoặc cả 3 năm.
Các trường quân đội dự kiến sơ tuyển trước 20/5
17 trường quân sự tuyển sinh hệ đại học năm 2023 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, thời gian sơ tuyển dự kiến từ cuối tháng 3 đến trước 20/5.
Dự kiến từ 17/7 sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch dự kiến của Bộ GD&ĐT, từ ngày 17/7, bộ sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 cho thí sinh.
Dự kiến Lịch sử thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc
Tại dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ GD&ĐT công bố, cùng với 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử sẽ là môn thi bắt buộc kể từ năm 2025.