ThS.BS Giang Minh Nhật, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (ICU) I, Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 16 (quận 7, TP.HCM), cho biết bệnh nhân K.M. (nam, 58 tuổi), quốc tịch Hàn Quốc, được chuyển đến đơn vị này ngày 6/1.
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi nặng, bão cytokine, nhiễm toan ceton máu, đái tháo đường type II, tăng huyết áp. Các bác sĩ hỗ trợ ông M. thở oxy lưu lượng cao (HFNC), kiểm soát đường huyết liên tục, bù dịch, điều trị kháng siêu vi đặc hiệu và lọc máu.
Sau 5 ngày điều trị, tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân diễn tiến xấu nhanh, phải đặt nội khí quản và hỗ trợ thông khí xâm lấn.
Lúc này, bệnh nhân được chỉ định đặt ECMO (oxy hóa máu màng ngoài cơ thể) khẩn cấp. Song song đó, các y bác sĩ tiếp tục tối ưu chế độ thở máy bảo vệ phổi, tăng cường dinh dưỡng, chăm sóc điều dưỡng, kháng sinh điều trị viêm phổi bội nhiễm.
![]() |
Các bác sĩ vận chuyển máy ECMO, bình oxy để đưa bệnh nhân M. ra sân bay Tân Sơn Nhất trong đêm. Ảnh: BVCC. |
Sau 9 ngày can thiệp ECMO và hồi sức tích cực, tình trạng lâm sàng, oxy hóa máu và huyết động của bệnh nhân ổn định.
Thời điểm này, thân nhân của ông M. tại Hàn Quốc có nguyện vọng đưa bệnh nhân về nước để tiếp tục điều trị và thuận tiện chăm sóc.
Chiều 21/1, Sở Y tế TP.HCM có công văn đồng thuận công hàm của Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc về việc vận chuyển bệnh nhân K.M. về Seoul, Hàn Quốc, để tiếp tục điều trị.
Ngay trong đêm, Trung tâm Cấp cứu 115 phối hợp Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 16 đưa bệnh nhân M. cùng hệ thống máy móc, ECMO ra sân bay.
Ông M. được chuyển giao an toàn cho lực lượng y tế Hàn Quốc tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 3h ngày 22/1, sau đó tiếp tục hành trình về Seoul bằng chuyên cơ y tế.
Đến 10h cùng ngày, các bác sĩ Bệnh viện Gangnam Severance thông báo bệnh nhân được chuyển viện an toàn, tình trạng sinh hiệu ổn định, hệ thống ECMO và máy thở duy trì hoạt động tốt.
Quá trình vận chuyển và đưa bệnh nhân M. về nước tương tự bệnh nhân Covid-19 số 91 tại TP.HCM.
Điểm khác biệt là BN91 đã hồi phục sức khỏe và cai máy thở. Trong khi việc điều trị và chuyển viện cho ông K.M. là thử thách khó khăn, nhất là khi bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO.
Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 16 do Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp nhận từ ngày 15/10/2021.
Dịch Covid-19
Loại thực phẩm giảm nguy cơ mắc di chứng Covid-19 kéo dài
Các loại thực phẩm lên men có thể cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ mắc di chứng kéo dài trong giai đoạn hồi phục hậu Covid-19.
Phát hiện mới về di chứng hậu Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy tổn thương đa phủ tạng như phổi, thận phổ biến ở người phải nhập viện vì Covid-19. Đặc biệt, cứ 8 người có một trường hợp bị viêm tim.
Cách cải thiện tình trạng suy giảm nhận thức hậu Covid-19
Chế độ ăn Địa Trung Hải, tập aerobic, nghe nhạc, tránh rượu là thói quen lành mạnh có thể làm giảm tình trạng suy giảm nhận thức, trí nhớ kém trong giai đoạn hồi phục hậu Covid-19.
Ai có nguy cơ bị sương mù não sau khi khỏi Covid-19?
Sau khi khỏi Covid-19, tôi thường bị mệt mỏi, hay quên, kém tập trung, suy nghĩ chậm. Đây có phải là triệu chứng hậu Covid-19 hay không và ai dễ bị tình trạng này?
Cách theo dõi di chứng kéo dài sau khi khỏi Covid-19
Sau khi khỏi Covid-19, nhiều người gặp phải di chứng kéo dài như mệt mỏi, kiệt sức, đau đầu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày.