Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

G20 Indonesia

Trung Quốc 'dội gáo nước lạnh' vào Mỹ

Bế tắc về việc sắp xếp cuộc gặp giữa bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung trong diễn đàn an ninh ở Singapore là trở ngại mới nhất đối với quá trình đối thoại cấp cao giữa hai nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc. Ảnh: Reuters.

Phía Trung Quốc khẳng định với Mỹ rằng cuộc gặp giữa bộ trưởng Quốc phòng hai nước tại một diễn đàn an ninh ở Singapore là khó có thể diễn ra, do mâu thuẫn liên quan đến các biện pháp trừng phạt. Financial Times nhận định đây là trở ngại mới nhất đối với việc đối thoại cấp cao giữa hai cường quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin muốn gặp tân Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 6. Tuy nhiên, việc sắp xếp cuộc gặp như vậy đã gặp nhiều khó khăn vì ông Lý bị Mỹ áp lệnh trừng phạt hồi năm 2018.

Bế tắc

Phía Mỹ khẳng định với Trung Quốc rằng các lệnh trừng phạt không ngăn ông Austin gặp ông Lý ở nước thứ ba. Tuy nhiên, một số quan chức khẳng định Trung Quốc gần như không thể đồng ý tổ chức một cuộc họp như vậy nếu các lệnh trừng phạt vẫn giữ nguyên. Ông Lý nhậm chức bộ trưởng Quốc phòng vào tháng 3.

Trong khi đó, Financial Times dẫn một số nguồn tin khẳng định không có khả năng chính quyền ông Biden sẽ dỡ bỏ những lệnh trừng phạt đó.

Bế tắc mới nhất trong quan hệ Mỹ - Trung xảy ra khi hai nước gặp khó khăn trong việc thu xếp các chuyến thăm cấp cao của các bộ trưởng nội các Mỹ tới Bắc Kinh.

Khi gặp mặt tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali vào tháng 11/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nhất trí rằng hai nước cần ổn định quan hệ.

canh tranh My Trung anh 1

Ông Tập và ông Biden gặp mặt bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali năm 2022. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, những nỗ lực ban đầu nhằm khởi động một cuộc tiếp xúc cấp cao đã bị "trật bánh" sau khi một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua Bắc Mỹ vào đầu tháng 2.

Hai nước lúc đó đang đàm phán về chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo. Mỹ cũng đang cố gắng dàn xếp cuộc điện đàm đầu tiên giữa ông Biden và ông Tập kể từ sau sự cố khinh khí cầu do thám.

Trong những tuần đầu năm 2023, Mỹ và Trung Quốc tưởng như đã tiến tới một thỏa thuận "ngừng bắn" trên mặt trận ngoại giao. Phái đoàn ngoại giao Mỹ, do Ngoại trưởng Blinken dẫn đầu, dự kiến đến Bắc Kinh soạn thảo văn kiện khung cho đối thoại cấp cao giữa chính phủ hai nước và ổn định quan hệ song phương sau vài năm căng thẳng.

Thế nhưng sau đó, sự cố khinh khí cầu Trung Quốc bay vào không phận Mỹ một lần nữa nhấn chìm quan hệ song phương. Chuyến đi "làm hòa" của ông Blinken bị hoãn, trong khi quan hệ giữa hai siêu cường tiếp tục chìm sâu vào xung đột, theo Wall Street Journal. Ông Blinken hôm 12/4 hy vọng có thể sắp xếp lại chuyến thăm Trung Quốc trong năm nay.

Những lo ngại về việc thiếu sự gắn kết giữa các quan chức quân sự hàng đầu của Washington và Bắc Kinh đã gia tăng trong năm qua.

Các cuộc đối thoại quân sự vốn được coi là một trong những kênh tương tác chủ yếu giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai quốc gia này tiếp tục “nóng”.

Mỹ cần tìm giải pháp thỏa hiệp?

Đô đốc John Aquilino, người đứng đầu bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đã cố gắng tổ chức cuộc gặp với những người đồng cấp Trung Quốc trong hai năm.

Ngoài ra, tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cũng không có bất kỳ liên lạc nào với người đồng cấp của mình kể từ sau sự cố khinh khí cầu.

Đối thoại Shangri-La, do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức, thường là nơi gặp gỡ của các quan chức quốc phòng Mỹ và Trung Quốc. Ông Austin năm ngoái đã có cuộc gặp song phương với ông Ngụy Phượng Hoàng, người tiền nhiệm của ông Lý, tại đây.

Lầu Năm Góc khẳng định họ muốn có “đường liên lạc cởi mở” với các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc, nhưng đổ lỗi cho Bắc Kinh về sự bế tắc. “Chính Trung Quốc đã quyết định phớt lờ, từ chối hoặc hủy bỏ nhiều yêu cầu của Mỹ về liên lạc cấp cao”, ông nói.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cho biết hai nước đang tiến hành "liên lạc cần thiết".

Tuy nhiên, ông Liu Pengyu, người phát ngôn của đại sứ quán, khẳng định “việc liên lạc không nên được thực hiện chỉ vì để liên lạc”, nhắc lại cách tiếp cận của Mỹ đối với Trung Quốc trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ của ông Biden.

canh tranh My Trung anh 2

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu trong cuộc họp báo ngày 21/4. Ảnh: Reuters.

“Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ thể hiện sự chân thành, hợp tác với Trung Quốc, có những hành động cụ thể để tạo điều kiện và bầu không khí cần thiết cho việc liên lạc, đồng thời giúp đưa quan hệ Trung - Mỹ trở lại đúng hướng”, ông Liu nói.

Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Marshall của Đức, nhận định các quốc gia Đông Nam Á ngày càng quan ngại với mức độ cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như việc thiếu đối thoại cấp cao.

Theo bà, các quốc gia này sẽ bất ngờ nếu ông Austin và ông Lý tham dự Shangri-La mà không tổ chức một cuộc gặp song phương.

Trong khi đó, Jude Blanchette, một chuyên gia về Trung Quốc tại CSIS, cho rằng mâu thuẫn về việc tổ chức chuyến thăm phản ánh “các động lực chính trị của cả hai bên sẽ ngăn cản khả năng ổn định” quan hệ Washington - Bắc Kinh như thế nào.

“Bắc Kinh từ chối gặp Mỹ càng lâu thì càng có nhiều quốc gia ở châu Âu và khắp châu Á coi hành vi của Trung Quốc là không khoan nhượng”, ông cho hay.

Liên quan đến vấn đề này, nhà nghiên cứu chính trị Evan Medeiros tại Đại học Georgetown cho rằng cách tốt nhất để Mỹ đạt được mục tiêu “răn đe và kiềm chế Trung Quốc” là cho các đối tác châu Á thấy họ “luôn sẵn sàng đối thoại với Bắc Kinh”.

“Mỹ cần tìm một giải pháp thỏa hiệp vì các mục tiêu chiến lược của mình”, ông Medeiros nói.

Những cuốn sách để hiểu về Trung Quốc

Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả các cuốn sách nên đọc để hiểu thêm về Trung Quốc - một trong những cường quốc châu Á và đối tác hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Đức cho công ty Trung Quốc mua cổ phần cảng Hamburg bất chấp tranh cãi

Chính phủ Đức hôm 10/5 cho biết họ sẽ cho phép một công ty Trung Quốc mua cổ phần tại cảng Hamburg, dù cảng này được xếp vào loại cơ sở hạ tầng quan trọng.

Trung Quốc giảm đầu tư vào châu Âu nhưng vẫn đẩy mạnh xây nhà máy pin

Các nhà sản xuất pin của Trung Quốc đang mở rộng hoạt động ở châu Âu để đáp ứng nhu cầu về xe điện ngày càng tăng của khu vực này.

G20 Indonesia

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm