Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thứ trưởng GD&ĐT nói gì về điểm chuẩn lên tới 30,5?

Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, ngành có điểm chuẩn lên mức trên 30 điểm chỉ chiếm 1% của tổng số 4.000 ngành.

Điểm chuẩn của 166 trường đại học

Sau thời gian các trường công bố điểm chuẩn, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga đã có những giải đáp xung quanh các vấn đề gây tranh cãi.

Thí sinh không gặp rủi ro khi xét tuyển?

- Năm nay, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT thực hiện cách xét tuyển không giới hạn nguyện vọng. Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của hình thức này?

- Đây là giải pháp hiệu quả giúp thí sinh tránh rủi ro. Các em có điểm thi cao luôn trúng tuyển vào ngành, trường yêu thích, phù hợp kết quả thi đạt được.

Những năm trước, với số nguyện vọng giới hạn, thí sinh phải cân nhắc thận trọng và chấp nhận nhiều rủi ro. Năm nay, với số nguyện vọng không giới hạn, các em có thể đăng ký vào bất kỳ ngành, trường nào yêu thích.

diem chuan dai hoc 2017 anh 1
Thứ trưởng Bùi Văn Ga. Ảnh: Tiến Tuấn.

Quy chế quy định nguyện vọng của thí sinh được xét như nhau. Nếu không trúng tuyển nguyện vọng cao, các em được xét nguyện vọng tiếp theo bình đẳng với nguyện vọng khác. Thí sinh điểm cao mà quyết tâm đi học chắc chắn trúng tuyển vào một ngành, trường phù hợp.

Ví dụ ngành Y đa khoa, nếu ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược TP.HCM lấy điểm chuẩn 29,25, những trường khác cũng đào tạo ngành này lấy điểm chuẩn thấp hơn như: ĐH Y Dược Huế (28,25), ĐH Y Thái Bình (27,5), ĐH Y Dược Hải Phòng (27), ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (27), Khoa Y Dược ĐH Đà Nẵng (26,25)…

Thí sinh thi được 27 điểm muốn học ngành Y đa khoa và đã đăng ký vào các trường có đào tạo ngành này thì không thể trượt.

- Năm nay, một số trường có điểm chuẩn cao, vượt cả mức điểm thi tuyệt đối (30), các chuyên gia cho rằng đó là nghịch lý. Ông lý giải như thế nào về điều này?

- Nếu nhìn trên tổng số hơn 4.000 ngành tuyển sinh, chỉ vài chục ngành có điểm chuẩn cao. Các ngành này chiếm tỷ lệ rất thấp (chưa đến 1%) thuộc trường quân đội, công an, y dược.

Các ngành này lâu nay vẫn tuyển sinh ở mức điểm chuẩn cao. Năm nay, trường thuộc khối quân đội, công an tuyển đúng 100% chỉ tiêu theo kế hoạch. Ngành Y đa khoa, chỉ tiêu hầu như không thay đổi. 

Những năm trước, do bị giới hạn nguyện vọng, nhiều em điểm cao không tự tin nộp vào những ngành này. Năm nay, thí sinh không bị giới hạn số nguyện vọng nên hầu như người đạt điểm cao đều đăng ký. Trong khi đó, chỉ tiêu các ngành quân đội, công an lại giảm dẫn đến điểm chuẩn tăng. Vì vậy, một số ít thí sinh có điểm thi cao không trúng tuyển nguyện vọng 1.

Tuy nhiên, không trúng tuyển nguyện vọng 1 không có nghĩa trượt đại học. Nếu đã thực hiện đăng ký xét tuyển phù hợp, thí sinh chắc chắn trúng tuyển nguyện vọng khác.

Ngoài một số rất ít ngành điểm chuẩn cao, các ngành còn lại (gần 99% tổng số ngành tuyển sinh), việc tăng, giảm điểm chuẩn rất bình thường như mọi năm.

- Có ý kiến cho rằng do cách ra đề thi năm nay không phân loại được thí sinh, dẫn đến nhiều điểm 9, 10 và nâng mặt bằng điểm chuẩn lên cao. Thứ trưởng có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này?

- Trước đây thi tự luận, mỗi môn chỉ có một đề duy nhất. Đề thi có một vài câu hỏi khó rơi vào một số chương của chương trình nên số ít thí sinh học chuyên sâu phần này mới làm được. Nay, thi trắc nghiệm với 24 mã đề thi, những câu hỏi khó rải rác khắp chương trình, nhiều em làm được, dẫn đến điểm cao.

Tuy nhiên, số lượng thí sinh được điểm 9-10 cũng chỉ chiếm không quá 3% tổng số thí sinh dự thi. Điểm trung bình các môn thi đều nằm trong khoảng 5-6 điểm. Vì vậy, đề thi không dễ.

Vấn đề là số lượng thí sinh có điểm cao này lại ưu tiên đăng ký vào những trường, ngành mà lâu nay điểm chuẩn vốn dĩ rất cao, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh rất ít, nên có hiện tượng thí sinh điểm cao vẫn trượt nguyện vọng 1.

Nghịch lý 30 điểm vẫn trượt đại học

Theo TS Lê Trường Tùng, thí sinh 30 điểm vẫn trượt ngành yêu thích sẽ tạo nên bức tranh tổng thể "buồn cười". Điểm chuẩn đại học lên đến 30,5 là bất hợp lý.

Mức chênh lệch khi làm tròn không phân định trình độ thí sinh 

- Khi công bố điểm chuẩn dự kiến, nhiều trường thông báo mức thấp hơn so với điểm trúng tuyển, khiến các em đưa ra lựa chọn chưa chính xác. Thứ trưởng nghĩ sao về điều này?

- Điều này đúng đối với những năm trước khi số nguyện vọng của thí sinh bị giới hạn. Còn năm nay, các em có thể đăng ký vào bất kỳ ngành, trường nào yêu thích, nên việc trường công bố điểm nhận hồ sơ thấp không có tác động lớn đối với đăng ký xét tuyển.

Nếu nguyện vọng đăng ký trước khi thi chưa phù hợp, sau khi có kết quả, các em có thể điều chỉnh. Thực tế, gần 50% số thí sinh điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi để tăng khả năng trúng tuyển.

Trong suốt quá trình tư vấn tuyển sinh, các chuyên gia cũng khuyên thí sinh đăng ký ngành có điểm chuẩn cao, bằng hoặc thấp hơn kết quả thi dự kiến. Khi xét tuyển, thí sinh được xét bình đẳng giữa các nguyện vọng (không trúng tuyển nguyện vọng cao sẽ trúng nguyện vọng thấp).

- Nhiều người bày tỏ băn khoăn việc làm tròn 0,25 điểm tổng 3 môn thi có thể dẫn đến bất hợp lý đối với thí sinh bằng điểm nhau ở cuối danh sách xét tuyển?

- Quy chế quy định làm tròn 0,25 tổng điểm 3 môn thi để tính điểm xét tuyển. Trường hợp cuối danh sách còn nhiều thí sinh bằng điểm nhau, trường sử dụng các tiêu chí phụ để xét tuyển.

Việc làm tròn 0,25 điểm hay không làm tròn mà lấy điểm 2 số thập phân cũng đã được thảo luận nhiều khi soạn thảo quy chế tuyển sinh. Nếu không làm tròn, chênh lệch mức điểm là 0,01 đối với tổng 3 môn thi. Mức chênh lệch quá bé như vậy rất khó phân biệt chính xác trình độ thí sinh.

Vì thế, quy chế giao cho các trường đưa ra tiêu chí phụ, ví dụ trường có thể chọn thí sinh tổng 3 môn thấp hơn 0,01 điểm nhưng có điểm toán cao hơn nếu thấy rằng kiến thức môn này cần thiết cho ngành học.

Trong thiết kế phần mềm, Bộ GD&ĐT vẫn đưa ra tiêu chí phụ đối với trường hợp thí sinh bằng điểm nhau. Sau khi đã làm tròn 0,25 ở cuối danh sách, trường có thể quay về điểm gốc trước khi làm tròn để xét tuyển (tức lấy 2 số thập phân). Các trường tự quyết định có chọn tiêu chí phụ này hay không.

Đại diện Bộ GD&ĐT nói về điểm ưu tiên Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng chính sách cộng điểm ưu tiên hiện nay là cần thiết để đảm bảo công bằng.

Bộ GD&ĐT: 30 điểm trượt đại học là trường hợp cá biệt

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, thí sinh đạt 30 điểm trượt đại học là trường hợp cá biệt, không nên nhìn vào đó để đánh giá một kỳ thi.

Điểm chuẩn đại học 2017 cao kỷ lục trong nhiều năm

Điểm thi THPT quốc gia cao, nhiều trường lấy điểm chuẩn ở mức kỷ lục so với các năm trước. Thậm chí, thí sinh đạt 30 điểm ứng tuyển vào một số ngành vẫn trượt.

Quyên Quyên ghi

Bạn có thể quan tâm