Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính

Nhận được tín nhiệm từ đại biểu Quốc hội khóa XIV, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính trở thành Thủ tướng, kế nhiệm ông Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức Chiều 5/4, tân Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ "tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam".

Chiều 5/4, đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Thủ tướng. Nhân sự duy nhất được đề cử cho chức danh này là Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính.

Kết quả kiểm phiếu cho thấy ông Phạm Minh Chính nhận được tín nhiệm của đại biểu Quốc hội khóa XIV để giữ chức Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021.

Nghị quyết công nhận kết quả bầu Thủ tướng được thông qua với 462/466 đại biểu có mặt (chiếm 96,25% tổng số đại biểu Quốc hội) và có hiệu lực thi hành kể từ khi được thông qua.

bau ong Pham Minh Chinh lam Thu tuong anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức chiều 5/4. Ảnh: Thuận Thắng.

"Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi - Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó", tân Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ.

Ông Chính kế nhiệm ông Nguyễn Xuân Phúc điều hành Chính phủ, trở thành Thủ tướng thứ 10 trong lịch sử kể từ năm 1945 đến nay.

bau ong Pham Minh Chinh lam Thu tuong anh 2

Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận chúc mừng từ Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Thuận Thắng.

Ông Phạm Minh Chính sinh năm 1958, quê huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị 2 khóa (XII, XIII); Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng 3 khóa (XI, XII, XIII) và là đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Công tác tại Bộ Công an từ năm 1996, 10 năm sau, ông được bổ nhiệm làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an. Những năm này, ông còn kiêm nhiệm vị trí chuyên viên Văn phòng Chính phủ, giảng viên đại học dạy tại các trường công an…

Ông được thăng cấp bậc hàm thiếu tướng Công an nhân dân năm 2007 và 3 năm sau tiếp tục được thăng cấp bậc hàm trung tướng, trở thành thứ trưởng Bộ Công an.

Bước ngoặt trong sự nghiệp của ông Chính đến khi được Bộ Chính trị điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2010-2015; rồi về Trung ương làm Phó ban Tổ chức Trung ương.

Tháng 1/2016, tại Đại hội Đảng XII, ông Chính được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII rồi được bầu vào Bộ Chính trị. Sau đó, Bộ Chính trị phân công ông tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng, giữ chức vụ Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Tháng 1/2021, ông Chính tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị khóa XIII.

Việc kiện toàn sớm các chức danh lãnh đạo chủ chốt Nhà nước được thực hiện tại kỳ họp cuối của Quốc hội khóa XIV. Trước khi kiện toàn chức danh người đứng đầu Chính phủ, Quốc hội đã miễn nhiệm và bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước cùng một số phó chủ tịch Quốc hội.

5 ưu tiên của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính

Khắc phục hậu quả dịch Covid-19; tăng cường kỷ luật; có cơ chế khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ dám làm; huy động hiệu quả mọi nguồn lực... là những ưu tiên của tân Thủ tướng.

Tiểu sử tân Thủ tướng Phạm Minh Chính

Ông Phạm Minh Chính sinh năm 1958 ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Ông có thời gian công tác ở ngành công an, Bí thư Quảng Ninh trước khi làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Dấu ấn nhiệm kỳ khóa XII của Ban Tổ chức Trung ương

"Có lẽ chưa bao giờ tất cả vụ, đơn vị ở Ban Tổ chức Trung ương tham gia nghiên cứu, xây dựng đề án. Nhiều đêm, cả 4 phòng họp trong Ban đều đỏ đèn làm việc", ông Nguyễn Đức Hà nói.

Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm